Hỗ trợ trực tuyến

Ls. Nguyễn Văn Việt

Ls. Doanh nghiệp

Ls. Nguyễn Văn Việt skype logo

Download Văn bản

download van ban phap luat

Sơ đồ đường đi

 dia chi Công ty Luật VIKO & Cộng sự

Đăng nhập



Thống kê truy cập VIKO

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay135
mod_vvisit_counterHôm qua683
mod_vvisit_counterTuần này3423
mod_vvisit_counterTuần trước4725
mod_vvisit_counterTháng này19212
mod_vvisit_counterTháng trước21479
mod_vvisit_counterTổng cộng2392977
Visitors Counter

Deprecated: Function ereg() is deprecated in /home/vkolawcom/public_html/plugins/content/extranews.php on line 142
Sử dụng lao động nước ngoài trái phép sẽ bị xử nghiêm

 

Từ 1/8, Nghị định 46/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34 về quản lý lao động nước ngoài sẽ có hiệu lực thi hành. Thời gian tới, các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động nước ngoài trái phép sẽ bị xử lý và công khai danh tính.


Đó là khẳng định của ông Lê Quốc Trung, Phó  Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ- TB&XH) về công tác quản lý lao động nước ngoài sẽ có nhiều điểm mới, kể từ  hôm nay (1/8), khi Nghị định 46/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34 về quản lý lao động nước ngoài sẽ có hiệu lực thi hành. Một trong những điểm mới nhất trong Nghị định 46 là đặc biệt chú ý đến việc bổ sung quy định về người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các gói thầu hoặc dự án của nhà thầu nước ngoài đã trúng thầu tại Việt Nam.


Cụ thể, 30 ngày trước khi tuyển người nước ngoài, người sử dụng lao động phải thông báo nhu cầu tuyển dụng lao động người Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người nước ngoài trên các phương tiện đại chúng. Khi xin cấp phép cho lao động nước ngoài, các công ty cũng phải trình văn bản chứng minh việc đăng tin này.


Quy định mới tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm lao động nước ngoài chất lượng cao. (Ảnh minh họa)

 Cũng theo quy đinh mới, sau 6 tháng, kể từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành, nếu người nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp phép lao động theo quy định thì Sở LĐ- TB&XH các địa phương sẽ đề nghị cơ quan công an buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật.


 Một số biện pháp đơn giản hoá thủ tục hành chính cũng được thực hiện như: sửa đổi, bổ sung quy định về hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động…Thời gian gia hạn giấy phép lao động cũng được rút ngắn còn 10 ngày, cấp lại giấy phép lao động còn 3 ngày.


Ông Trung khẳng định, bắt đầu từ 1/8, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của người lao động nước ngoài tại Việt Nam (như gây rối ) cũng sẽ được thắt chặt. Cùng đó, trong thời gian tới, các  doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động nước ngoài trái phép sẽ bi bị xử lý và công khai danh tính. Cũng theo ông Trung, NĐ sửa đổi, bổ sung nhằm siết chặt quản lý nhóm lao động ngoại chất lượng thấp, lao động phổ thông và tạo điều kiện cho nguồn nhân công chất lượng cao; các  điều trong Nghị định hoàn toàn phù hợp với cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).


Báo cáo từ các địa phương cho biết, tính đến tháng 5/2011, tổng số người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam là hơn 74.000 người, trong đó 48,3% là lao động có trình độ đại học, trên đại học; số có chứng chỉ tay nghề là 34,6%; 17,1% lao động là nghệ nhân, nghề truyền thống. Phân theo vị trí công việc, lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam là quản lý điều hành chiếm trên 32%; chuyên gia kỹ thuật 41% và lao động khác là 27%.

P. Thanh


Theo: Dân trí.

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: